Hướng dẫn khấu hao tài sản cố định thuê tài chính

Khấu hao tài sản cố định thuê tài chính là một bước quan trọng không thể thiếu khi doanh nghiệp sở hữu hoặc đi thuê tài sản cố định. Khấu hao tài sản cố định giúp tính toán, phân bổ nguyên giá của tài sản cố định vào các chi phí sản xuất, kinh doanh trong toàn bộ thời gian khấu hao. Mỗi loại tài sản cố định sẽ có thời gian khấu hao khác nhau, được quy định lại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013

Khấu hao tài sản cố định thuê tài chính là gì?

Theo nguyên tắc khấu hao tài sản cố định thuê tài chính được nêu tại Điều 9, Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 thì tất cả các tài sản cố định của doanh nghiệp đều phải được trích khấu hao, trừ một số trường hợp được nêu tại khoản 1 của Điều này. 

Tại khoản 6, Điều 9 của Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 có quy định rõ về nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định thuê tài chính như sau:

“Doanh nghiệp thuê TSCĐ theo hình thức cho thuê tài chính (gọi tắt là TSCĐ thuê tài chính) phải trích khấu hao TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp thuê TSCĐ thuê tài chính cam kết không mua lại tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính, thì doanh nghiệp đi thuê được trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng.”

Khấu hao tài sản cố định cho thuê tài chính liên quan đến khả năng hao mòn tài sản, tức là sự giảm dần về giá trị và giá trị sử dụng do tài sản cố định đó được sử dụng cho mục đích sản xuất, kinh doanh. Những hao mòn này có thể là do tự nhiên hoặc tiến bộ khoa học công nghệ. 

khau-hao-tai-san-co-dinh-thue-tai-chinh-gop-phan-tai-tao-nguon-von-san-xuat-mo-rong

Khấu hao tài sản cố định thuê tài chính góp phần tái tạo nguồn vốn sản xuất mở rộng

Thông thường, mục đích của việc trích khấu hao tài sản cố định nói chung và khấu hao tài sản cố định thuê tài chính nói riêng đều là tái tạo lại nguồn vốn sản xuất mở rộng. Giá trị hao mòn tài sản cố định được chuyển giao vào chi phí sản xuất và cộng vào giá trị thành phẩm khi bán ra thị trường. Giá trị khấu hao này còn được gọi là tiền khấu hao tài sản cố định thuê tài chính.

Khi thành phẩm được sản xuất ra từ tài sản cố định thuê tài chính sẽ được tích lũy tiền khấu hao thành quỹ khấu hao cố định của doanh nghiệp. Quỹ khấu hao tài sản cố định thuê tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc tái đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh.

>>>Xem thêm: Ưu điểm khi thuê tài chính và điều kiện cho thuê tài chính.

Khung thời gian trích khấu hao tài sản cố định thuê tài chính

Thời gian trích khấu hao tài sản cố định thuê tài chính được hiểu là một khoảng thời gian cần thiết mà doanh nghiệp cần để trích khấu hao, nhằm mục đích thu hồi vốn đầu tư vào tài sản cố định. 

tai-san-co-dinh-khac-nhau-co-muc-trich-khau-hao-khac-nhau
Các loại tài sản cố định khác nhau sẽ có thời gian trích khấu hao tối thiểu và tối đa tương ứng
Khung thời gian trích khấu hao tài sản cố định thuê tài chính nói riêng và các loại tài sản cố định khác của doanh nghiệp nói chung được ghi rõ trong Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013. Cụ thể như sau:

Danh mục các nhóm tài sản cố định

Thời gian trích khấu hao tối thiểu (năm)

Thời gian trích khấu hao tối đa (năm)

A - Máy móc, thiết bị động lực

1. Máy phát động lực

8

15

2. Máy phát điện, thủy điện, nhiệt điện, phong điện, hỗn hợp khí. 

7

20

3. Máy biến áp và thiết bị nguồn điện

7

15

4. Máy móc, thiết bị động lực khác 

6

15

B - Máy móc, thiết bị công tác 

1. Máy công cụ

7

15

2. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành khai khoáng 

5

15

3. Máy kéo

6

15

4. Máy dùng cho nông, lâm nghiệp 

6

15

5. Máy bơm nước và xăng dầu

6

15

6. Thiết bị luyện kim, gia công bề mặt chống gỉ và ăn mòn kim loại

7

15

7. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các loại hóa chất

6

15

8. Máy móc, thiết bị chuyên dùng sản xuất vật liệu xây dựng, đồ sành sứ, thuỷ tinh

10

20

9. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các linh kiện và điện tử, quang học, cơ khí chính xác 

5

15

10. Máy móc, thiết bị dùng trong các ngành sản xuất da, in văn phòng phẩm và văn hóa phẩm 

7

15

11. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành dệt

10

15

12. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành may mặc 

5

10

13. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành giấy 

5

15

14. Máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm

7

15

15. Máy móc, thiết bị điện ảnh, y tế 

6

15

16. Máy móc, thiết bị viễn thông, thông tin, điện tử, tin học và truyền hình 

3

15

17. Máy móc, thiết bị sản xuất dược phẩm 

6

10

18. Máy móc, thiết bị công tác khác 

5

12

19. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành lọc hóa dầu

10

20

20. Máy móc, thiết bị dùng trong thăm dò khai thác dầu khí

7

10

21. Máy móc, thiết bị xây dựng

8

15

22. Cần cẩu

10

20

C - Dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm

1. Thiết bị đo lường, thử nghiệm các đại lượng cơ học, âm học và nhiệt học

5

10

2. Thiết bị quang học và quang phổ 

6

10

3. Thiết bị điện và điện tử

5

10

4. Thiết bị đo và phân tích lý hóa

6

10

5. Thiết bị và dụng cụ đo phóng xạ 

6

10

6. Thiết bị chuyên ngành đặc biệt 

5

10

7. Các thiết bị đo lường, thí nghiệm khác 

6

10

8. Khuôn mẫu dùng trong công nghiệp đúc

2

5

D - Thiết bị và phương tiện vận tải 

1. Phương tiện vận tải đường bộ 

6

10

2. Phương tiện vận tải đường sắt

7

15

3. Phương tiện vận tải đường thủy

7

15

4. Phương tiện vận tải đường không

8

20

5. Thiết bị vận chuyển đường ống 

10

30

6. Phương tiện bốc dỡ, nâng hàng

6

10

7. Thiết bị và phương tiện vận tải khác 

6

10

E - Dụng cụ quản lý 

1. Thiết bị tính toán, đo lường 

5

8

2. Máy móc, thiết bị thông tin, điện tử và phần mềm tin học phục vụ quản lý 

3

8

3. Phương tiện và dụng cụ quản lý khác 

5

10

Khung thời gian trích khấu hao tài sản cố định thuê tài chính của Phụ lục 1, ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính

Cách tính khấu hao TSCĐ thuê tài chính

Tại Phụ lục 2 được ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính cũng có quy định rõ về cách tính khấu hao TSCĐ thuê tài chính dựa theo một số phương pháp, cụ thể như sau:

Phương pháp khấu hao tài sản cố định thuê tài chính theo đường thẳng

Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của tài sản cố định = Nguyên giá của tài sản cố định / Thời gian trích khấu hao

  • Trường hợp thời gian trích khấu hao hay nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của tài sản cố định bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia (:) cho thời gian trích khấu hao xác định lại hoặc thời gian trích khấu hao còn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian trích khấu hao đã đăng ký trừ thời gian đã trích khấu hao) của tài sản cố định.
  • Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian trích khấu hao tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số khấu hao lũy kế đã thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của tài sản cố định đó.

Khấu hao tài sản cố định thuê tài chính được tính theo 3 phương pháp khác nhau

Phương pháp khấu hao tài sản cố định thuê tài chính theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Mức trích khấu hao hằng năm của tài sản cố định = Giá trị còn lại của tài sản cố định x Tỷ lệ khấu hao nhanh

Trong đó:

  • Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng x Hệ số điều chỉnh.
  • Tỷ lệ khấu hao tài sản theo phương pháp đường thẳng = 1 / Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định x 100.
  • Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao tài sản cố định thuê tài chính quy định tại bảng sau:

Thời gian trích khấu hao tài sản cố định thuê tài chính

Hệ số điều chỉnh (lần)

Đến 4 năm (t ≤ 4 năm)

1.5

Trên 4 năm (t > 4 năm)

2.0

Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó, mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định.
Mức trích khấu hao tài sản cố định cho thuê tài chính hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng. 

Phương pháp khấu hao tài sản cố định thuê tài chính theo số lượng, khối lượng sản phẩm

Mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng x Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm

Trong đó:

  • Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm = Nguyên giá của tài sản cố định / Sản lượng theo công suất thiết kế.
  • Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định = Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm x Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm.
  • Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao tài sản cố định thuê tài chính.

Trên đây là toàn bộ thông tin về khấu hao tài sản cố định thuê tài chính mà doanh nghiệp không thể bỏ qua trong quá trình sử dụng tài sản cố định. Nếu doanh nghiệp có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến khấu hao tài sản cố định cũng như cách tính, hãy liên hệ ngay cho ACB Leasing qua hotline để được tư vấn chi tiết nhất!

>>>Xem thêm: Tài sản cho thuê tài chính là gì? và danh sách công ty cho thuê tài chính.