Tài sản thuê tài chính là những tài sản cố định được doanh nghiệp đi thuê lại từ công ty cho thuê tài chính. Hình thức sử dụng tài sản thuê tài chính các hình thức cho vay doanh nghiệp doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân kinh doanh trong các lĩnh vực sản xuất, thi công công trình, thiết bị, máy móc, phương tiện vận chuyển hành khách, hàng hóa... hiện nay rất được ưa chuộng. Tìm hiểu chi tiết về tài sản cho thuê tài chính là gì và những câu hỏi thường gặp trong bài viết sau!
Tài sản thuê tài chính là gì?
Theo khoản 3, Điều 2 của Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 về Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định có giải thích về tài sản thuê tài chính như sau:
“Tài sản cố định thuê tài chính: Là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
Mọi TSCĐ đi thuê nếu không thoả mãn các quy định nêu trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động.”
Tài sản thuê tài chính được doanh nghiệp thuê từ công ty cho thuê tài chính với mức tài trợ cao, thủ tục đơn giản
Tài sản thuê tài chính có phải trích khấu hao không? Nếu có, phải trích khấu hao như thế nào?
Theo nguyên tắc trích
khấu hao tài sản cố định tại Điều 9 của Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 thì tất cả các tài sản cố định của doanh nghiệp đều phải được trích khấu hao, trừ một số trường hợp được ghi rõ tại khoản 1 của Điều này.
Ngoài ra, tại khoản 6, Điều 9 thuộc Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 cũng có quy định rõ về nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định thuê tài chính như sau: “Doanh nghiệp thuê TSCĐ theo hình thức thuê tài chính (gọi tắt là TSCĐ thuê tài chính) phải trích khấu hao TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp thuê TSCĐ thuê tài chính cam kết không mua lại tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính, thì doanh nghiệp đi thuê được trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng.”
Tất cả các tài sản cố định của doanh nghiệp đều được trích khấu hao trừ một số trường hợp được ghi rõ tại Điều 9 của Thông tư 45/2013/TT-BTC
Tại Điều 10 của Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 có đề cập đến mức tính khấu hao tài sản cố định hữu hình, cụ thể như sau:
- “Đối với tài sản cố định còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian trích khấu hao tài sản cố định quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này để xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định.
- Đối với tài sản cố định đã qua sử dụng, thời gian trích khấu hao của tài sản cố định được xác định như sau: Thời gian trích khấu hao của TSCĐ = Giá trị hợp lý của TSCĐ/Giá bán của TSCĐ cùng loại mới 100% (hoặc của TSCĐ tương đương trên thị trường) x Thời gian trích khấu hao của TSCĐ mới cùng loại xác định theo Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Thông tư này)”.
Doanh nghiệp có thể bán tài sản cố định và thuê tài sản đó hay không?
Theo Điều 36 của Thông tư số 30/2015/TT-NHNN, ngày 25/12/2015 Chỉ thị về việc cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng có đề cập đến nguyên tắc mua và cho thuê tài sản cố định của công ty cho thuê tài chính, tức là
bán và thuê tài sản cố định của doanh nghiệp như sau:
“a) Giao dịch mua và cho thuê lại phải thực hiện thông qua hợp đồng mua tài sản và hợp đồng cho thuê tài chính giữa Bên mua và cho thuê lại và Bên bán và thuê lại. Hợp đồng mua tài sản có hiệu lực từ thời điểm hợp đồng cho thuê tài chính có hiệu lực;
b) Trong giao dịch mua và cho thuê lại, Bên mua và cho thuê lại nắm giữ quyền sở hữu tài sản cho thuê và cho thuê lại đối với Bên bán và thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính theo quy định về cho thuê tài chính tại Thông tư này. Việc chuyển quyền sở hữu tài sản từ Bên bán và thuê lại sang Bên mua và cho thuê lại thực hiện theo quy định của pháp luật;
c) Bên mua và cho thuê lại lựa chọn tài sản và Bên bán và thuê lại có khả năng trả nợ để thực hiện giao dịch mua và cho thuê lại an toàn, hiệu quả.”
Tài sản cố định được phép mua và cho thuê lại của công ty cho thuê tài chính phải thỏa mãn các điều kiện sau:
“a) Phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của Bên bán và thuê lại;
b) Không có tranh chấp;
c) Không được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác;
d) Đang hoạt động bình thường;
e) Tuân thủ theo Thông tư số 30/2015/TT-NHNN và Thông tư 15/2016/ TT-NHNN.
Phương thức hạch toán tài sản thuê tài chính, hạch toán bán và thuê lại tài sản đó
Hạch toán bán và thuê lại tài sản cố định
Căn cứ vào Điều 93, Thông tư 200/2014/TT-BTC về Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp có đề cập đến việc hạch toán thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản được ghi Có vào tài khoản 711 - Thu nhập khác. Đồng thời bên ghi Nợ sẽ bao gồm số thuế giá trị gia tăng phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đối với các khoản thu nhập khác ở doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
Hạch toán tài sản thuê tài chính
Căn cứ vào Điều 36, Thông tư 200/2014/TT-BTC về Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp có đề cập đến việc hạch toán thuê tài chính thông thường được ghi Có vào tài khoản 212 - Tài sản cố định thuê tài chính với nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính giảm do chuyển trả lại cho bên cho thuê khi hết hạn hợp đồng hoặc mua lại thành TSCĐ của doanh nghiệp. Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính tăng được ghi vào bên Nợ. Số dư bên Nợ là nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính hiện có.
>>> Xem chi tiết: Hướng dẫn hạch toán tài sản cố định thuê tài chính và Khái niệm cho thuê tài chính.
Tài sản nào được thuê tài chính?
Tất cả các loại tài sản được phép thuê tài chính nếu thỏa mãn những điều kiện đã được đề cập đến ở nội dung trên.
Sau đây là một số ví dụ về tài sản cố định thuê tài chính phổ biến nhất hiện nay tại hầu hết các công ty cho thuê tài chính:
- Các loại xe, phương tiện vận chuyển như xe đầu kéo, sơ mi rơ mooc, container, xe khách, xe du lịch.
- Các loại xe máy dùng trong thi công công trình, khai thác như xe máy thi công xây dựng, xe ben, xe bồn, xe bơm bê tông, xe trộn bê tông, trạm trộn bê tông.
- Máy móc, thiết bị ngành công nghiệp phụ trợ, máy móc cơ khí.
- Máy móc, thiết bị ngành in ấn, sản xuất bao bì, ngành nhựa.
- Thiết bị y tế như máy X-Quang, máy siêu âm, máy chụp CT, máy MRI, thiết bị nha khoa, máy xét nghiệm và một số loại máy chẩn đoán hình ảnh khác.
Có rất nhiều tài sản thuê tài chính
Nếu mọi người chưa đủ vốn để muốn mua xe đầu kéo trả một lần, thì hãy tham khảo bài viết: Mua trả góp xe đầu kéo để vừa có xe sử dụng vừa sở hữu xe đầu kéo ngay sau khi kết thúc hợp đồng cho thuê tài chính.
Lợi ích của thuê tài chính tài sản cố định là gì?
Hình thức thuê tài chính tài sản cố định hiện nay được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khuyến khích doanh nghiệp sử dụng, nhằm vực dậy nền kinh tế của đất nước thời kỳ hậu COVID-19.
Sử dụng các tài sản thuê tài chính sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc mở rộng quy mô sản xuất và cập nhật hệ thống trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, nhằm tăng năng suất, góp phần phục hồi kinh tế đất nước. Việc thuê tài chính cũng giúp doanh nghiệp chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn lưu động để chi trả, đầu tư cho nhiều hạng mục khác, thay vì bỏ “hết trứng vào một giỏ” khi mua tài sản cố định.
Điểm đặc biệt của hình thức cho thuê tài chính tài sản cố định đó là doanh nghiệp không cần phải thế chấp bất kỳ loại tài sản đảm bảo hay giấy tờ có giá trị nào cho công ty cho thuê tài chính.
Mức tài trợ mà doanh nghiệp nhận được từ công ty cho thuê tài chính có thể lên đến 90% (giá trị định giá) đối với các sản phẩm xe, 85% (giá trị định giá) đối với sản phẩm máy móc, thiết bị.
Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự chọn nhà cung cấp, thỏa thuận về mức giá, mức hưởng chiết khấu, chế độ bảo hành, ưu đãi rồi mới nộp hồ sơ xin cấp tín dụng thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính.
Cuối thời hạn thuê tài chính trên hợp đồng, doanh nghiệp sẽ nhận được quyền sở hữu tài sản với thủ tục đơn giản, nhanh chóng theo quy định của pháp luật và không cần phải tốn phí trước bạ.
Hồ sơ, thủ tục xin cấp tín dụng thuê tài chính cũng rất đơn giản, lược bỏ các thủ tục rườm rà trong quy định, quy trình của cơ quan quản lý về việc doanh nghiệp tự đầu tư mua sắm tài sản.
Thời gian nhận được phản hồi và phê duyệt hồ sơ của tài sản thuê tài chính khá nhanh chóng, chỉ từ 1 đến 3 ngày làm việc. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng trong việc đón đầu xu hướng, nhanh chóng cập nhật trang thiết bị, máy móc mới, nhằm tăng khả năng cạnh tranh so với đối thủ cùng ngành.
Giá trị còn lại của tài sản cố định thuê tài chính là gì?
- Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 06, phần Thuê tài sản được ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2003 thì giá trị còn lại của tài sản được hiểu là: “Giá trị còn lại của tài sản cho thuê: Là giá trị ước tính ở thời điểm khởi đầu thuê tài sản mà bên cho thuê dự tính sẽ thu được từ tài sản cho thuê vào lúc kết thúc hợp đồng cho thuê.”
- Nếu căn cứ vào Điều 113, hoạt động cho thuê tài chính của Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 do Quốc hội ban hành thì giá trị còn lại của tài sản cố định sau khi kết thúc hợp đồng cho thuê tài chính sẽ có giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm doanh nghiệp muốn mua lại.
- Giá trị còn lại của tài sản thuê tài chính không thuộc đối tượng phải chịu thuế giá trị gia tăng (căn cứ theo khoản 8, Điều 4 tại Thông tư số 219/2013/TT- BTC, ngày 31 tháng 12 năm 2013).
- Giá trị còn lại của tài sản thuê tài chính sẽ được hạch toán vào nguyên giá của tài sản cố định (căn cứ vào quy định tại Điều 36 của
- Thông tư số 200/2014/TT-BTC, ngày 22 tháng 12 năm 2014).
Trên đây là toàn bộ thông tin về tài sản thuê tài chính hay tài sản cố định thuê tài chính và những vấn đề liên quan. Các loại tài sản được phép cho thuê tài chính rất đa dạng, miễn là có thể đáp ứng được các điều kiện được quy định và phù hợp với chiến lược hoạt động của công ty cho thuê tài chính vào thời điểm đó. Hy vọng qua bài viết, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn sâu và rộng hơn về hình thức thuê tài chính này. Mọi thắc mắc về tài sản thuê tài chính, vui lòng liên hệ qua hotline để được tư vấn chi tiết nhất!