Nợ quá hạn thuê tài chính | Tại sao doanh nghiệp nên tránh?

Nợ quá hạn thuê tài chính có thể là một nguy cơ không thể tránh khỏi vì đôi khi việc kinh doanh không được “thuận buồm, xuôi gió”. Tuy nhiên, nợ quá hạn thuê tài chính còn được xem là một “dấu vết đen” trong lịch sử tín dụng của doanh nghiệp, gây cản trở nhiều cơ hội vay vốn từ ngân hàng và công ty tài chính trong tương lai. 

>> Tìm hiểu thêm: Thuê tài sản là gì? và Điều kiện cho thuê tài sản

Lý do dẫn đến nợ quá hạn?

Dưới đây là một số lý do tiêu biểu dẫn đến nợ quá hạn:

  • Khách hàng chậm thanh toán vì nhiều lý do chủ quan và khách quan khác nhau.
  • Trả nợ thuê tài chính quá hạn.
  • Không có năng lực quản lý tài chính và cuối cùng là không có khả năng trả nợ.
Tất cả nguyên nhân trên, là nguyên nhân góp phần hình thành nợ quá hạn.

Nợ quá hạn có phải là nợ xấu không?

So với quy định của pháp luật, nợ quá hạn bao gồm cả nợ xấu khi phát sinh một khoản vay quá hạn. Nợ quá hạn sẽ được phân thành nhóm nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 dựa vào số ngày đã trể hạn thanh toán.

Nói một cách dễ hiểu, nợ quá hạn chỉ ở mức thấp (tương đương nhẹ, chưa đến mức như "nợ xấu" ). Tức là khoản nợ quá hạn thanh toán chỉ chậm vài ngày, trong khi nợ xấu có thể kéo dài đến nhiều tháng vẫn chưa trả.

So sánh nợ quá hạn và nợ xấu

#  Nợ quá hạn  Nợ xấu 
Giống nhau Cả hai điều là khoản vay quá hạn, sử dụng cùng một công thức và tính phạt chậm trả lãi gống nhau.
Khác nhau
  • Nợ quá hạn chưa bị chuyển sang xấu thì khoản vay của bạn dễ dàng, vì lịch sử quan hệ tín dụng khi tra cứu CIC hiển thị " Nhóm Nợ Tốt".
  • Chỉ trả lãi suất phạt nợ quá hạn.
  • Nợ quá hạn trở thành nợ xấu thì khoản vay của bạn khó khăn (thậm chí không thể vay được khoản vay nào), vì lịch sử tín dụng rất xấu khi tra cứu CIC.
  • Ngoài một khoản lãi suất phạt nợ quá hạn, bạn cần phải trả thêm một khoản gọi là "phí xử lý nợ".
Điều này chỉ áp dụng cho các khoản vay có: Tổng trả nợ gốc ngân hàng + Lãi trong hạn + Lãi phạt chậm trả phát sinh cao hơn giá trị tài sản thế chấp.

Cách tính phạt chậm trả lãi và lãi suất quá hạn

Dù "phạt chậm trả lãi" hay "lãi suất quá hạn" thì đây cũng là khoản tiền lãi được phát sinh khi đến thời hạn trả nợ mà bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ khoản tiền vay. Vậy cách tính như thế nào, hãy cùng ACB Leasing theo dõi phần dưới đây.

Hướng dẫn tính lãi phạt chậm trã và lãi suất quá hạn

Hướng dẫn tính lãi phạt chậm trã và lãi suất quá hạn

Cách tính phạt chậm trả lãi

Căn cứ theo quy định Khoản 2 Điều 357, Khoản 4, 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2005, phạt chậm trả lãi trước hết do các bên tự thỏa thuận. Lãi suất phạt chậm trả có thể ghi trong hợp đồng vay vốn, hợp đồng vay tiền được ký kết trước đó. Lãi suất này cũng có thể do hai bên tự thỏa thuận tại thời điểm tính tiền trả nợ, nếu trong giấy/ hợp đồng vay tiền không quy định về lãi suất này.

Trường hợp không thỏa thuận về vấn đề lãi suất thì lãi suất trả chậm sẽ trả được xác định theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015. Lãi suất phạt chậm trả lãi được xác định bằng 50% mức lãi suất cho vay giới hạn tại thời điểm trả nợ là 20%, tương đương mức lãi suất chậm trả 10%/năm.

Trên cơ sở này, khoản tiền lãi phạt chậm trả được xác định 10%/năm (tương đương 0.83%/tháng) tính trên số tiền chậm trả tương đương với thời gian chậm trả, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận về mức lãi suất chậm trả.

Công thức tính phạt chậm trả lãi như sau:

Lãi chậm trả = Nợ gốc chưa trả x Lãi chậm trả (0.83%/tháng) x Thời gian chậm trả

(Công thức được áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 357, khoản 4 Điều 466 Bộ luật dân sự năm 2015)

Lãi chậm trả = Nợ gốc x Lãi suất vay theo thỏa thuận trong hợp đồng x Thời gian vay x 0.83%/tháng x Thời gian chậm trả.

(Công thức được áp dụng theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015)

Cách tính lãi suất quá hạn

Về lãi suất quá hạn, còn được hiểu là lãi suất tính trên dư nợ gốc quá hạn, sẽ được xác định theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, lãi suất quá hạn (tức lãi suất tính trên nợ gốc quá hạn chưa trả) sẽ được xác định theo sự thỏa thuận của các bạn trong quan hệ vay tiền. Tuy nhiên, trường hợp các bên không có sự thỏa thuận thì quá hạn lãi suất được tính bằng 150% (tương đương 1,5) lãi suất vay theo hợp đồng vay.

Tiền lãi quá hạn = Nợ gốc quá hạn chưa trả x Lãi suất vay theo hợp đồng x 1,5 x Thời gian chậm trả (thời gian quá hạn). 

>> Tìm hiểu thêm: Lãi suất và bảng tính lãi suất cho thuê tài chính tại ACB Leasing.

Nợ quá hạn thuê tài chính là gì?

Theo Quyết định số 493/2005 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, nợ quá hạn thuê tài chính được hiểu là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi thuê đã quá hạn mà doanh nghiệp không hoặc chưa thanh toán cho công ty cho thuê tài chính. 

Theo đó, nợ thuê tài chính quá hạn được phân loại cụ thể trong nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4, và nhóm 5. Từng trường hợp được nêu cụ thể trong Quyết định số 493/2005 như sau:

  • Nhóm 2 (nợ cần chú ý), bao gồm:
    • Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.
    • Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu).

Doanh nghiệp nợ quá hạn thuê tài chính từ 10 đến 90 ngày thuộc nhóm nợ 2

Doanh nghiệp nợ quá hạn thuê tài chính từ 10 đến 90 ngày thuộc nhóm nợ 2

  • Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), bao gồm:
    • Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.
    • Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2.
    • Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. 
  • Nhóm 4 (nợ nghi ngờ), bao gồm:
    • Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.
    • Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. 
    • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
  • Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn), bao gồm:
    • Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
    • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
    • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
    • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn. 
    • Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.

>> Tìm hiểu thêm: Cho thuê tài chính là gì?

Nhóm nợ 5 là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày

Nhóm nợ 5 là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày

Khi nào số dư nợ gốc của doanh nghiệp bị chuyển thành nợ quá hạn?

Dựa vào nội dung phân loại nợ đã đề cập, có thể hiểu được khi nào số dư nợ gốc của doanh nghiệp bị chuyển thành nợ quá hạn. Các khoản nợ thuê tài chính quá hạn từ 10 ngày trở lên được phân loại thành nhiều nhóm với các mức độ khác nhau, cụ thể:

  • Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày được xếp vào nhóm 2 - nợ cần chú ý. Đối với nợ quá hạn tài chính nhóm này, doanh nghiệp vẫn được công ty cho thuê tài chính đánh giá là có khả năng thanh toán đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn.
  • Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày được xếp vào nhóm 3 - nợ dưới tiêu chuẩn. Ở trường hợp này, công ty cho thuê tài chính vẫn đánh giá doanh nghiệp có khả năng thanh toán đúng hạn nhưng khả năng có thể thấp hơn so với nhóm 2.
  • Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày được xếp vào nhóm 4 - nợ nghi ngờ. Trường hợp nợ quá hạn thuộc nhóm 3, nếu doanh nghiệp không thanh toán được sẽ gây ra nhiều tổn thất cho công ty cho thuê tài chính và bất lợi cho cả hai bên. 
  • Nợ quá hạn từ 360 ngày trở lên thuộc nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn. Nợ quá hạn thuộc nhóm này được các công ty cho thuê tài chính đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Tuy nhiên, điều này khiến doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều rủi ro và gần như không còn khả năng vay vốn từ bất kỳ công ty cho thuê tài chính, ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào khác trong tương lai. 

Doanh nghiệp nợ quá hạn thuê tài chính sẽ đối mặt với khó khăn trong việc sử dụng dịch vụ tín dụng trong tương lai

Doanh nghiệp nợ quá hạn thuê tài chính sẽ đối mặt với khó khăn trong việc sử dụng dịch vụ tín dụng trong tương lai

Hậu quả khi nợ quá hạn

Khi khoản nợ quá hạn xảy ra, chắc chắn một điều rằng điểm tín dụng của khách hàng trong mắt các tổ chức tín dụng sẽ giảm đi rất nhiều và nếu có nhu cầu vay vốn kinh doanh, vay tín dụng sẽ khó hỗ trợ.

Hậu quả khi nợ quá hạn là gì

Hậu quả khi nợ quá hạn là gì?

Tại sao doanh nghiệp nên tránh tình trạng chậm thanh toán hay nợ quá hạn?

Khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tìm nguồn vốn trong tương lai do mất uy tín trên thị trường và đối mặt với các khoản phạt lãi suất chậm thanh toán tương ứng. 

Bị phạt lãi suất chậm thanh toán

Nếu doanh nghiệp chậm thanh toán cho công ty cho thuê tài chính bao nhiêu ngày thì sẽ phải chịu phạt chậm trả lãi tương ứng với bấy nhiêu ngày. Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp có lịch thanh toán nợ vào ngày 10 hàng tháng nhưng do một lý do nào đó mà đến ngày 20 mới thanh toán thì sẽ phải trả lãi suất quá hạn cho 10 ngày trễ hạn đó. Tỷ lệ lãi suất thường được quy định tùy theo công ty cho thuê tài chính trong từng thời kỳ và được thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính. 

Bị phân loại nhóm nợ

Như đã đề cập, tùy theo thời gian quá hạn trả nợ mà doanh nghiệp sẽ bị xếp vào từng nhóm nợ tương ứng với số ngày trễ. Khi lịch sử giao dịch của doanh nghiệp bị xếp vào các nhóm nợ từ 2 trở lên sẽ phải đối mặt với những khó khăn trong việc được chấp thuận các khoản vay, nếu có thì tỷ lệ tài trợ thường không cao. Trường hợp khác có thể sẽ phải chịu một mức lãi vay cao hơn bình thường để đảm bảo hạn chế rủi ro nhất có thể cho tổ chức tín dụng. 

Doanh nghiệp có thể bị phân loại nhóm nợ tùy thuộc vào thời gian chậm trả

Doanh nghiệp có thể bị phân loại nhóm nợ tùy thuộc vào thời gian chậm trả

Mất uy tín trên thị trường

Mất uy tín trên thị trường, đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng là điều vô cùng nguy hiểm đối với doanh nghiệp. Bởi hiện nay, các tổ chức tín dụng đều có hệ thống quản lý thông tin, lịch sử tín dụng của các doanh nghiệp chung. Toàn bộ thông tin về lịch sử tín dụng của các công ty sẽ được lưu trữ tại kho dữ liệu này. Điều này đồng nghĩa với việc các khoản nợ xấu cũng được ghi lại chi tiết trên hệ thống. 

Các tổ chức tín dụng khác sẽ dễ dàng truy vấn dữ liệu và đánh giá xem có nên cho doanh nghiệp thuê hay không, tùy vào mức độ nợ trong quá khứ. 

Có thể thấy, việc doanh nghiệp nợ quá hạn thuê tài chính càng nhiều thì càng đối mặt với những hậu quả to lớn. Vì vậy, doanh nghiệp cần hết sức cẩn trọng khi tìm đến các giải pháp về vốn và nên có kế hoạch thanh toán chi tiết cho từng khoản vay để hạn chế tối đa tình trạng chậm thanh toán dẫn đến nợ quá hạn. Liên hệ cho ACB Leasing để được tư vấn chi tiết về dịch vụ cho thuê tài chính.